Contact Us

Khi Màu Xanh Bền Vững Cũng Là Màu Xanh Lợi Nhuận

Khi Màu Xanh Bền Vững Cũng Là Màu Xanh Lợi Nhuận

16/08/2021

Sống trong thời kỳ phải chứng kiến địa cầu oằn mình đối phó với nạn ô nhiễm môi trường, không chỉ tâm lý tiêu dùng mà cả tâm lý chọn việc của người lao động cũng thay đổi. Cụ thể, người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên đặt vào giỏ hàng các thương hiệu áp dụng “xanh hoá”, người lao động thì bấm “ứng tuyển” vào những công ty cam kết vì cộng đồng, tạo được các giá trị lâu dài. Do đó, “xanh hoá” không còn chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều kiện đáng cân nhắc với các doanh nghiệp muốn chinh phục người lao động, phát triển bền vững.

Khi Màu Xanh Bền Vững Cũng Là Màu Xanh Lợi Nhuận
"Greening" is no longer just a trend but has become a condition worth considering for businesses if they want to conquer employees.

“Xanh hoá” không còn chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều kiện đáng cân nhắc với các doanh nghiệp nếu muốn chinh phục người lao động.

“Xanh hoá” – Chiến lược giúp doanh nghiệp thế giới “ghi bàn”
Năm 2020, công ty nghiên cứu Corporate Knights từ Canada đã công bố danh sách 100 doanh nghiệp “xanh” nhất hành tinh với quán quân thuộc về Ørsted – một công ty khai thác dầu khí của Đan Mạch. Được biết, từ năm 2008, doanh nghiệp này đã thay đổi mô hình kinh doanh, “khai tử” mảng năng lượng dầu khí và tập trung đầu tư khai thác năng lượng gió. Chiến lược này đã giúp Ørsted giảm được đến 83% lượng khí thải carbon trong sản xuất.

Song song, Ørsted cũng áp dụng những chính sách phát triển bền vững trong quản lý nhân sự, chẳng hạn nâng tỷ lệ nữ giới trong ban quản trị từ 13% (năm 2019) đến 20% (năm 2020). Đồng thời, mở rộng các chương trình đào tạo các kĩ năng cần thiết, phù hợp với xu hướng thế giới hoặc thiết kế hoạt động tư vấn tâm lý giúp nhân viên giảm tải căng thẳng. Với hàng loạt động thái hướng tới sự phát triển bền vững từ mô hình kinh doanh cho đến chính sách nhân sự, không quá ngạc nhiên khi năm 2020, 78% nhân viên của Ørsted khẳng định họ hài lòng với công việc hiện tại, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng đến 4% so với cùng kỳ năm 2019.

Nghiên cứu Advancing Sustainability: HR’s role (Tạm dịch: Vai trò của Nhân sự trong phát triển bền vững) được thực hiện bởi Society for HRM cũng cho thấy, những công ty áp dụng chiến lược phát triển bền vững có chỉ số trung thành của nhân viên tăng đến 38%. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Anh là Decade of Disruption: Future of the Sustainable Workplace in the Age of Covid-19 and Climate Change (tạm dịch: Thập kỉ của sự gián đoạn: Tương lai của Doanh nghiệp bền vững trong Kỉ nguyên Covid – 19 và Biến đổi khí hậu) chỉ ra rằng có đến 65% người lao động tại Anh muốn làm việc cho các công ty đề cao vấn đề môi trường.

Tại Việt Nam, không chỉ dừng lại ở các vấn đề môi trường, một số doanh nghiệp cũng đang lan toả màu xanh bền vững sang các mảng nhân sự, sản xuất…Đây không chỉ là xu hướng mà còn là “nguyên lý” hoạt động, vận hành bền vững giúp các doanh nghiệp vững vàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được sự kiên cố trước những biến động khó đoán trong hiện thực mới ngày nay. Và “khoản đầu tư dài hạn” này khi được các doanh nghiệp thực hiện đồng loạt sẽ tạo ra sức bật cho chất lượng sống của mỗi nhân viên, doanh nghiệp và cả xã hội.

Bà Tiêu Yến Trinh – CEO Công ty Talentnet

Doanh nghiệp Việt tham gia “cuộc chơi xanh”
Là một trong những “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ, Intel Việt Nam xác định phát triển bền vững không chỉ dừng lại ở “cuộc chơi môi trường” mà còn là một chiến lược tổng quan 360 độ, cụ thể là mô hình RISE (Responsible, Inclusive, Sustainable world, Enabled through technology). Một số biện pháp Intel Việt Nam đã thực hiện bao gồm: chủ động cân bằng giới tính trong nguồn nhân lực, đảm bảo phúc lợi cho nhân viên. Tính đến năm 2019, Intel Việt Nam đạt mức 31% nhân sự nữ làm việc trong ngành kĩ thuật, 95% nhân sự người Việt Nam đảm nhiệm các vị trí từ chuyên viên sản xuất đến giám đốc cấp cao, trưởng các bộ phận.

Đối với Nestle Việt Nam, chiến lược phát triển bền vững xoay quanh củng cố chính sách lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên, song song đầu tư ứng dụng công nghệ cao để cải tạo không gian làm việc hiện đại. Từ năm 2018, Nestle Việt Nam cũng áp dụng “Nhà máy nhân tài” nhằm xây dựng lực lượng lao động tuyến đầu mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu hiện tại, cải thiện nhóm nhân tài kế thừa phù hợp yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai, đồng thời thắt chặt mối gắn kết giữa nhân viên với chiến lược kinh doanh của công ty. Đây cũng là một trong những ý tưởng đã giúp Nestle Việt Nam đạt giải thưởng danh giá ở hạng mục “Chính sách lương thưởng – phúc lợi” và “Quản lý nhân tài” tại Vietnam HR Award 2018.

Sustainability is the "long journey" that every business needs to do well from small steps

Câu chuyện bền vững là “đường dài” mà mỗi doanh nghiệp cần làm tốt từ những bước nhỏ

Để đi đường dài, cần đi chắc những bước nhỏ đầu tiên
Để có thể vững gót trên hành trình phát triển bền vững, có thể thấy Intel Việt Nam và Nestle Việt Nam đã kiên trì thực thi những chính sách nhân sự trong nhiều năm. Điều đó cho thấy câu chuyện bền vững là “đường dài” mà mỗi doanh nghiệp cần làm tốt từ những bước nhỏ. Dưới đây là một “to do list” để doanh nghiệp Việt có thể khởi hành lộ trình hướng đến mục tiêu phát triển bền vững từ bây giờ, cả trong lĩnh vực kinh doanh lẫn nhân sự. Một trong những “cẩm nang” có thể tham khảo là danh sách “Mục tiêu cuộc sống tốt” do công ty tư vấn lối sống FUTERRA đưa ra. Bốn điểm dưới đây đã được chọn lọc để phù hợp với các doanh nghiệp Việt:

Một là chăm sóc sức khoẻ và đời sống tinh thần: cung cấp phúc lợi thiết thực về sức khoẻ bằng các gói bảo hiểm cho nhân viên và người nhà.
Hai là nâng cao chất lượng đào tạo: thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng mềm, các buổi hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ,… nhằm tạo cơ hội cho nhân viên phát triển, cải thiện kỹ năng cho công việc trong hiện tại và tương lai.
Ba là xoá bỏ bất bình đẳng: tạo cơ hội phát triển đồng đều cho mọi cá nhân trong tổ chức, đưa ra các chính sách lương bổng, phúc lợi phù hợp với khả năng và đóng góp của nhân viên. 
Bốn là bảo vệ môi trường: đào tạo nhân viên các biện pháp bảo vệ nguồn nước và môi trường, chuyển sang sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời cho nguồn điện sản xuất,…

Tóm lại, “xanh hoá” là một chiến lược phát triển toàn diện và đòi hỏi doanh nghiệp phải kiên trì đi đường dài, thế nhưng, những kết quả mà chiến lược này mang đến đều “đáng đồng tiền bát gạo” – được minh chứng qua câu chuyện thực tế của Orsted, Intel Việt Nam hay Nestle Việt Nam. Dám đặt những bước đầu tiên, không sớm thì muộn, doanh nghiệp sẽ đi nốt chặng đường, gặt hái “quả ngọt” trổ đầy trên hành trình.

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ

Sự kiện không thể bỏ lỡ THÁNG 10 này!

The Makeover 2024 chính thức trở lại!​

Sự kiện được thiết kế dành riêng cho lãnh đạo doanh nghiệp & nhân sự | 15 & 16.10.2024, TP.HCM

Nhận siêu ưu đãi 30% ngay
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!