Contact Us

Trả Lương Tính Theo KPI

Trả Lương Tính Theo KPI

27/06/2022

Trả lương tính theo KPI là một trong bốn hình thức trả lương phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong các mô hình doanh nghiệp hiện nay. Để tránh thiệt thòi hay vướng mắc pháp lý về hình thức độc đáo này, bài viết sau, Talentnet sẽ đem đến cho bạn cái nhìn trực quan nhất về quy chế trả lương theo KPI: quy chế trả lương theo KPI của doanh nghiệp là gì? Hình thức trả lương theo KPI có lưu ý gì? Làm sao để tính được mức lương theo KPI?

1. Tìm hiểu khái niệm trả lương theo KPI

Là một chỉ số đo lường quen thuộc, KPI (Key Performance Indicator) là thước đo công việc hiệu quả thường được các đơn vị công ty sử dụng để đánh giá mức độ hiệu suất đạt được của nhân viên. Theo đó, hình thức trả lương theo KPI là bên công ty sử dụng lao động sẽ dựa vào các kết quả từ chỉ số đo lường đạt được trong mỗi giai đoạn để căn cứ mức lương thích hợp cho nhân viên của mình.

Hiện nay, rất nhiều công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI hay các công ty nước ngoài đều ưa chuộng hình thức trả lương này bởi:

  • Hình thức giúp khuyến khích những nhân viên tiềm năng bộc lộ cá tính
  • Hình thức giúp các cá nhân quản lý tài chính hiệu quả
  • Khuyến khích nhân viên chủ động làm việc hiệu quả
  • Dễ dàng triển khai
  • Là công cụ để quan sát đánh giá nhân viên
  • Khích lệ năng lực tối đa của nhân viên
  • Là nhân tố phát triển doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp áp dụng quy chế tính lương theo KPI như thế nào?

Là hình thức trả lương phổ biến nhưng cách áp dụng thực tế tại doanh nghiệp lại rất khó để khám phá, lý giải do mỗi đơn vị công tác, mỗi doanh nghiệp đều sẽ bó buộc một khuôn quy tắc chung tuỳ theo cơ chế quản lý hay chính sách điều hành, phát triển.

Tuy vậy, trên thị trường hiện nay có hai quy chế chính ghi rõ về hình thức tính lương theo KPI:

  • Doanh nghiệp sẽ tính lương trực tiếp theo KPI. Hình thức này hay được áp dụng với nhân sự cấp thấp, nhân viên part-time, cộng tác viên,…
  • Doanh nghiệp xác định mức thưởng phạt dựa trên cơ sở KPI: Tỉ lệ giữa đồng lương thù lao được nhận và công sức bỏ ra sẽ tỉ lệ thuận với nhau

Lương trả theo KPI sẽ được căn cứ dựa trên ba yếu tố cơ sở sau:

  • P1 (Pay for Position) tức là đồng lương được trả dựa trên vị trí chức danh công việc. Bảng quy định mức lương sẽ được tương xứng với vị trí chức vụ và được quy định rõ ràng
  • P2 (Pay for Personal competence) – Trả lương dựa trên năng lực nhân sự. Năng lực của nhân sự ở đây chính là quá trình hay hiệu suất công việc mà nhân viên đã cống hiến cho công việc được giao
  • P3 (Pay for Performance) – Trả lương dựa theo kết quả công việc tức là lương sẽ được trả dựa theo tiến trình, mức độ mà người lao động hoàn thành

3. Áp dụng trả lương theo KPI cần phải lưu ý những điều gì?

Hình thức trả lương tuy được áp dụng phổ biến nhưng khi được ứng dụng thực tế, có một số vấn đề sau cần lưu ý:

  • Mục tiêu, chỉ số KPI đạt được phải phù hợp, cụ thể, rõ ràng và áp sát mức độ, tính chất của công việc
  • Cần theo dõi, giám sát thường xuyên và phải tạo các điều kiện để hỗ trợ nhân viên hoàn thành tốt các công việc được giao phó
  • Lãnh đạo không nên tạo quá nhiều gánh nặng doanh số hay các sức ép khiến bầu không khí căng thẳng, áp lực dồn nén, làm việc kém hiệu quả
  • Nên xây dựng chính sách lương thưởng xứng đáng

4. Cách tính KPI và lương theo KPI

Chỉ số KPI đo lường hiệu suất được tính theo công thức sau:

Hiệu suất KPI thành phần = (Kết quả thực tế đạt được/Mục tiêu) * Trọng số
Hiệu suất KPI tổng = Tổng các hiệu suất KPI thành phần

Về cách tính lương theo KPI, có hai phương pháp thường được áp dụng:

  • Phương pháp 2P tức là lương sẽ được tính dựa trên vị trí chức danh và kết quả thực tế nhân viên đó hoàn thành công việc. Vì thế lương sẽ được tính bằng tổng của P1 và P3
  • Phương pháp 3P nghĩa là lương được căn cứ trên cả 3 yếu tố thành phần: vị trí chức danh công tác, các thành tích kết quả đạt được và năng lực của chính nhân viên. Nói cách khác, phương pháp này trả lương tổng hoà của lương cứng cố định và lương mềm dựa trên năng suất hiệu quả công việc. Công thức cho phương pháp này là lương = P1 + P2 + P3

Trong đó, phương pháp 3P thường được ứng dụng nhiều hơn do sự công bằng trong hiệu quả đạt được, giải quyết khúc mắc hạn chế về bằng cấp hay thâm niên mà thiếu đi công tâm trong đánh giá đóng góp phát triển chung.

5. Những câu hỏi thường gặp khác

5.1. Khi không đạt KPI, nhân viên có bị trừ lương không?

Người lao động hoàn toàn không thể mất lương khi không đạt hiệu suất KPI đã đề ra do hai uy định sau:

  • Tại bộ Luật Lao động năm 2018, điều 90 và 91 nêu rằng: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo đúng thoả thuận để thực hiện các công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc vị trí chức danh, phụ các lương và các khoản tiền bổ sung khác. Trong mọi trường hợp, người lao động luôn được hưởng mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả để làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện bình thường để đảm bảo mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
  • Tại Điều 5 Bộ Luật Lao động 2019 cũng nêu rõ: Người lao động có quyền hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động, được bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, được nghỉ phép theo chế độ, được nghỉ hàng năm có lương và được hưởng lương phúc lợi tập thể

5.2. Hình thức trả lương theo KPI có tính thuế TNCN không?

Quy định tại Luật Thuế TNCN 2007, hình thức lương theo KPI không thuộc danh sách các khoản được miễn thuế TNCN, vì thế tiền lương nhận được khi tính theo KPI sẽ phải đóng thuế theo hạn mức quy định,

Cụ thể, các khoản chịu thuế TNCN bao gồm tiền lương, tiền công hoặc các khoản tiền có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp. Cũng trong bộ Luật này, các khoản không bị tính thuế TNDN không bao gồm tiền lương tính theo KPI.

5.3. Trả lương theo KPI có phải đóng BHXH không?

Mức đóng BHXH được tính dựa trên tiền lương định kỳ hàng tháng của người lao động theo khoản 2 điều 5 Luật BHXH 2014. Trong khi đó, tiền lương định kỳ tháng đóng BHXH được quy rõ là mức lương, khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thoả thuận trong hợp đồng theo khoản 2 điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Cũng tại thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có xác định khoản bổ sung được tính vào mức đóng bảo hiểm xã hội là các khoản có mức tiền cụ thể cùng mức lương thỏa thuận và được trả thường xuyên trong các kỳ trả lương.

Xét từ khía cạnh khác, tiền lương theo KPI được căn cứ trên hiệu suất công việc người lao động đạt được mà không có mức KPI cố định và lượng KPI đạt được hàng tháng không giống nhau, do đó số tiền lương tính theo hình thức này không cố định.

Hiểu đơn giản, lương theo KPI chính xác là khoản thu nhập có con số cụ thể nhưng lại không định kỳ thường xuyên do đó trường hợp này không được tính là tiền lương để đóng BHXH.

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ

Sự kiện không thể bỏ lỡ THÁNG 10 này!

The Makeover 2024 chính thức trở lại!​

Sự kiện được thiết kế dành riêng cho lãnh đạo doanh nghiệp & nhân sự | 15 & 16.10.2024, TP.HCM

Nhận siêu ưu đãi 30% ngay
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!