Contact Us

OKR và KPI - Đâu Mới là Mô Hình Quản Lý Hiệu Suất Hiệu Quả

OKR và KPI - Đâu Mới là Mô Hình Quản Lý Hiệu Suất Hiệu Quả

06/07/2021

OKR (Mục tiêu và Kết quả then chốt) và KPI (Chỉ số Hiệu suất then chốt) là hai mô hình đo lường hiệu suất được các doanh nghiệp trên toàn cầu sử dụng rộng rãi nhất. Mặc dù phục vụ cho các mục đích khác nhau, cả hai mô hình đều được cá nhân và tổ chức nhìn nhận gần như là giống nhau. Do vậy, hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đo lường hiệu suất, và làm sao để chọn một mô hình hiệu suất phù hợp.

OKR và KPI - Đâu Mới là Mô Hình Quản Lý Hiệu Suất Hiệu Quả
OKR và KPI - Đâu Mới là Mô Hình Quản Lý Hiệu Suất Hiệu Quả

Tầm quan trọng của việc đo lường hiệu suất

Bước vào thế kỷ 21, các tổ chức và cá nhân phải đối mặt với những thách thức hoàn toàn khác biệt với thời kỳ trước. Trước đây, khi các tổ chức và cá nhân chỉ chú tâm tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả hơn, thì ở hiện tại, họ muốn tập trung đến các mục tiêu cá nhân hóa có liên hệ mật thiết đến mục tiêu doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa, giờ đây các doanh nghiệp cần chọn lọc hiệu suất từng nhân viên để đạt được mục tiêu đề ra.

Có rất nhiều phương pháp, công cụ và kỹ thuật khác nhau giúp đo lường hiệu suất nhân viên. Tuy nhiên, một hệ thống quản lý hiệu suất tốt sẽ giúp cải thiện hiệu suất chung của doanh nghiệp, trong khi vẫn có thể hỗ trợ năng suất, hiệu suất và phúc lợi của nhân viên. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng xem cách OKR và KPI – hai công cụ quản lý hiệu suất nổi tiếng bậc nhất – phối hợp với nhau và đóng góp nên thành công của doanh nghiệp như thế nào.

OKR là gì?

Đúng với tên gọi, OKR được dựa trên hai yếu tố: Mục tiêu và Kết quả then chốt. Khi đo lường hiệu suất dựa theo OKR, chúng ta tập trung vào sự cải thiện ở các yếu tố nhất định, giúp hoàn thành một mục tiêu cụ thể. Hay nói cách khác, OKR xác định các yêu cầu đối với một mục tiêu đơn lẻ, và cho thấy một tổ chức hoặc cá nhân đã hoàn thành mục tiêu ấy như thế nào. Cùng nhìn qua hai ví dụ sau.

Ví dụ 1:

  • Mục tiêu: Tăng doanh thu thêm 20% trong quý 4
  • Kết quả then chốt:
  • Số lượng nhân viên bán hàng tăng 50%
  • Quảng cáo tăng 10%
  • Mục tiêu hàng ngày tăng

Ví dụ 2:

  • Mục tiêu: Tăng phạm vi tiếp cận sản phẩm trên toàn thế giới lên 40%
  • Kết quả then chốt:
  • Mở rộng sang một quốc gia mới mỗi năm
  • Trang thương mại điện tử do EOQ tạo
  • Tối ưu hóa kênh phân phối

Ở đây, “Mục tiêu” là đích đến mà công ty hướng đến, và “Kết quả then chốt” là những yêu cầu cần đáp ứng để đến đích.

What are KPIs?

KPI là gì?

KPI lại hoàn toàn khác. Ở đây, chúng ta tập trung đến các chỉ số hiệu suất chứ không chỉ là việc hoàn thành mục tiêu. Sự cải thiện ở một số chỉ số có thể góp phần đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau. Thay vì xác định các yêu cầu cần có với một mục tiêu, KPI sẽ xác định tiến độ hướng tới kết quả dự kiến. OKR tập trung vào kết quả, KPI thì không.

Ví dụ 1:

  • Tăng trưởng doanh số hàng ngày
  • Lượng người xem quảng cáo
  • Gia tăng số lượng nhân viên hàng ngày

Ví dụ 2:

  • Tỷ lệ chuyển đổi bán hàng
  • Duy trì khách hàng
  • Khách hàng mua lại sản phẩm

Sự khác biệt giữa KPI và OKR trong một nhóm làm việc

OKR sẽ tập trung vào mục tiêu và nêu ra danh sách nhiệm vụ cần hoàn thành để đạt được mục tiêu. Trong khi đó, KPI không quá chú tâm vào kết quả, mà sẽ tập trung vào các nhiệm vụ chính, từ đó đo lường hiệu suất dựa trên các thông số nhất định.
KPI giúp bạn thực hiệu nhiều mục tiêu cho nhóm. Tuy nhiên, OKR sẽ hướng bạn về một mục tiêu chính duy nhất.
KPI rất linh hoạt và có thể thay đổi theo yêu cầu. OKR thì cố định, và phải được tái thiết lập khi có mục tiêu mới.

Làm sao để OKR và KPI có thể tồn tại cùng nhau?

Đương nhiên, hai mô hình có thể cùng tồn tại. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào mong muốn của cá nhân và tổ chức. Nếu họ bắt buộc phải tập trung vào kết quả, OKR sẽ cực kỳ hiệu quả. Nếu họ muốn đo lường các chỉ số giúp cải thiện công việc hiện tại, KPI sẽ là lựa chọn tối ưu. Cả hai hoàn toàn có thể tồn tại song song, phụ thuộc vào mục tiêu của đội nhóm. Ngoài ra, bạn có thể phối hợp OKR và KPI một cách sáng tạo hơn. Thỉnh thoảng, khi bị thụt lùi ở một số chỉ số KPI nhất định, bạn có thể áp dụng OKR để quay trở về tiến độ ban đầu. Lúc này, mục tiêu của OKR sẽ là cải thiện chỉ số KPI. Việc này sẽ giúp bộ máy tổ chức trở nên trơn tru hơn.

Kết luận

Chúng ta đang sống trong một thế giới định tính, nhưng lại đòi hỏi những kết quả có thể định lượng. Đo lường hiệu suất gần như đã trở thành một yếu tố cần thiết ở nhiều doanh nghiệp trên thế giới ngày nay. Chính vì thế, cả KPI lẫn OKR đều là phương pháp tuyệt vời giúp bạn xây dựng mục tiêu và cải thiện bản thân. Hãy suy xét mục tiêu của bạn, phân tích kỹ càng, và lựa chọn mô hình hiệu suất phù hợp.

Nguồn: PeopleStrong

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ

Sự kiện không thể bỏ lỡ THÁNG 10 này!

The Makeover 2024 chính thức trở lại!​

Sự kiện được thiết kế dành riêng cho lãnh đạo doanh nghiệp & nhân sự | 15 & 16.10.2024, TP.HCM

Nhận siêu ưu đãi 30% ngay
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!