Quản Lý Nhân Sự Là Gì? Cách Để Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Nhất
23/03/2022
Yếu tố còn người luôn đóng vai trò quan trọng đối với một tổ chức hay doanh nghiệp. Và việc làm thế nào để nuôi dưỡng, phát triển và duy trì nguồn lực đó một cách phù hợp, có hiệu quả là một vấn đề được quan tâm rất nhiều. Vì thế, có thể nói rằng vị trí quản lý nhân sự là một chức danh vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Vậy quản lý nhân sự là gì? Làm thế nào để quản lý nguồn lực con người phát huy hết tiềm năng của họ?
1. Quản lý nhân sự là gì? Quản lý nhân sự bao gồm những việc gì?
Quản lý nhân sự hay còn được biết đến là Human Resource Management (viết tắt là HRM), hay còn có thể gọi cách khác là quản lý nguồn nhân lực, quản lý nhân viên. Quản lý nhân sự được hiểu đơn giản chính là nuôi dưỡng, phát triển và duy trì nguồn lực để nguồn nhân lực có thể phát huy tối đa năng lực phục vụ doanh nghiệp và phát triển bản thân một cách tốt nhất. Đồng thời, quản lý nhân sự còn là liên kết giữa ban lãnh đạo của doanh nghiệp với nhân viên của họ.
Tóm lại, mục đích cuối cùng của quản lý nhân sự đó chính là giúp các hoạt động của doanh nghiệp được vận hành trơn tru, suôn sẻ, mang đến những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp, người lao động và sức mạnh tối đa.
Quản lý nhân sự bao gồm những việc gì?
Quản lý nhân sự là làm gì? Dưới đây là một số công việc mà một nhà quản lý nhân sự cần phải thực hiện:
1.1. Quản lý và đề ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp hay công ty nào, nhân sự là nòng cốt giúp họ phát triển, vững mạnh. Và để nâng cao chất lượng nguồn nhân sự cũng như vẫn đảm bảo các quy định, chính sách của chính phủ nhà nước thì doanh nghiệp cần phải có những chính sách cụ thể liên quan đến các bộ phận nhân sự khác nhau.
1.2. Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho doanh nghiệp – Tuyển dụng nhân viên
Khi nhận được thông báo bổ sung nhân sự, các nhà quản lý nhân sự cần phải đưa ra các kế hoạch nhằm thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng. Đồng thời, tổ chức phỏng vấn một cách hiệu quả, tối ưu chi phí tuyển dụng. Hoặc các nhà quản lý nhân sự sẽ chủ động đưa ra ý kiến cũng như đề xuất bổ xung nhân sự, các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
1.3. Quản lý hiệu suất làm việc, bảo đảm công việc
Quản lý nhân viên sẽ có trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bộ phận khác về việc thực hiện các chính sách liên quan đến nhân sự. Từ đó đánh giá được hiệu suất làm việc cũng như điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên nhằm đưa ra những chính sách, kế hoạch giúp quản lý nhân sự suôn sẻ hơn. Đồng thời, đề ra được các biện pháp giúp nhân viên phát huy được tối đa năng lực, tiềm năng của họ trong công việc.
1.4. Chấm công, lương thưởng và quyền lợi cho nhân sự
Để thu hút cũng như giữ chân nhân viên ở lại doanh nghiệp, bộ phận quản lý nhân sự cần phải đảm bảo các chế độ, quyền lợi đối với các nhân sự. Bên cạnh việc giữa chân, chúng sẽ khiến nhân viên có động lực để cống hiến hơn cho doanh nghiệp, với mục đích cuối cùng là giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
1.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Sự phát triển của một công ty chính là sự phát triển của từng cá nhân trong đó. Vì thế, phát triển, nâng cao kỹ năng cho nhân viên là điều không thể thiếu. Quản lý nhân sự sẽ chịu trách nhiệm định hướng, đề xuất, tổ chức những khóa đào tạo về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cho các nhân viên.
2. Quy trình quản lý nhân viên
Đối với mỗi bất kỳ một doanh nghiệp nào, bài toán quản lý nhân sự không phải là dễ. Mỗi một tổ mô hình chức hay doanh nghiệp sẽ có cho mình những cách thức, quy trình quản lý nhân viên khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung chúng đều sẽ có một khung cơ bản để từ đó dựa vào phát triển. Và quy trình đó sẽ theo các bước thứ tự sau đây:
2.1. Hoạch định nguồn nhân lực
Một quy trình, kế hoạch trong quản lý nhân sự hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn nguồn nhân lực quan trọng của mình. Và Hoạch định nguồn nhân lực (Workforce Planning) là bước đầu tiên trong quy trình.
Hoạch định nguồn nhân lực là một hoạt động xác định và quản lý nhu cầu nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp trong tương lai (gần hoặc xa). Trong đó, kế hoạch này bào gồm tính toán nguồn cung cầu nhân sự của doanh nghiệp, dự báo xu hướng nhân sự hiện tại và trong tương lai, và cuối cùng là xây dựng, thực hiện chiến lược phù hợp.
2.2. Tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sự là một khâu quan trọng trong quy trình quản lý nhân viên. Đó là một hoạt động nhằm tìm kiếm và thu hút các ứng viên tiềm năng đến phỏng vấn. Tùy vào yêu cầu tuyển dụng hay quy mô của doanh nghiệp mà quy trình tuyển dụng nhân sự sẽ thay đổi linh hoạt theo. Nhìn chung, các bước tuyển dụng mà đa số các doanh nghiệp đang sử dụng chính là:
- Xác định nhu cầu tuyển dụng và những kỹ năng, kinh nghiệm cần có của ứng viên
- Phỏng vấn, tuyển dụng ứng viên
- Xác định mức lương cùng các chính sách, chế độ của ứng viên phù hợp với khung lương
- Thông báo nội quy, văn hóa doanh nghiệp
2.3. Xây dựng mô tả công việc cho từng vị trí, nhân sự
Một quy trình làm việc cụ thể sẽ giúp cho nhân viên xác định được hướng đi của công việc được nhanh hơn. Trong quy mô lớn hơn, công việc sẽ không bị trùng lặp, chồng chéo lên nhau giữa các nhóm, phòng ban. Ngoài ra, một quy trình rõ ràng cụ thể sẽ giúp người quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả của nhân viên.
Bên cạnh việc xây dựng một mô tả công việc rõ ràng, thì quản lý nhân sự cần phải hiểu rõ năng lực, điểm mạnh, yếu của nhân viên để phân bổ hệ vào những vị trí phù hợp nhằm giúp họ phát huy tối đa tiềm năng.
2.4. Chế độ chính sách thưởng phạt
Để thu hút nhiều tài năng mới cũng như giữ chân các nhân tài ở lại công ty thì các chế độ chính sách thưởng phạt một cách rõ ràng sẽ là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhìn chung, các chính sách này đều sẽ quan tâm đến đời sống của nhân viên về tinh thần lẫn vật chất.
Đối với các nhân viên làm việc hiệu quả, những phần thưởng xứng đáng sẽ giúp họ cảm thấy được ghi nhận, được đánh giá cao công sức, năng lực của mình. Từ đó khuyến khích tăng cao nâng suất, phát huy tiềm năng, chất lượng công việc.
Ngược lại, đối với những nhân viên làm việc kém hiệu quả, việc khiển trách một cách phù hợp sẽ giúp họ nhận ra sai lầm của mình, từ đó điều chỉnh tác phong cũng như cách làm việc.
2.5. Hệ thống văn bản bản áp dụng trong công ty
Tùy theo từng doanh nghiệp mà các quy chế, quy định, quy trình sẽ khác nhau. Vì vậy, cần phải dựa vào thực tiễn để có thể xây dựng văn bản quy phạm nội bộ một cách phù hợp. Các văn bản chung được quy định nhiều ở các doanh nghiệp như: quy định về chức năng, nhiệm vụ của bộ phận, đơn vị; nội quy lao động, quy chế xử phạt, khen thưởng,…
2.6. Xây dựng và phát triển văn hóa công ty
Cúng cuối nhưng không kém phần quan trọng, văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu trong quản lý nhân sự. Cốt lõi văn hóa doanh nghiệp nằm ở tinh thần và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh chính là nền tảng để duy trì sự gắn kết và cống hiến của nhân viên đối với doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp ngày càng đứng vững. Và bộ phận nhân sự là người định hình và nuôi dưỡng nền văn hóa này thông qua các buổi đào tạo, họp định kỳ của công ty.
3. Top 5 Nguyên tắc vàng quản lý nhân viên hiệu quả
3.1. Kỹ năng chuyên môn
Đối với bất kỳ công việc nào, kỹ năng chuyên môn là một kỹ năng không thể thiếu, trong đó có cả công việc quản trị nhân sự. Một số kỹ năng chuyên môn mà một nhà quản lý nhân sự cần có đó là:
- Dự đoán nhu cầu nhân sự.
- Hoạch định nguồn nhân lực, phác họa chân dung ứng viên tiềm năng.
- Tổ chức buổi phỏng vấn ấn tượng với nhiều câu hỏi nắm bắt được tính cách của ứng viên.
- Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiểu.
- Giúp nhân viên mới hòa nhập với công ty,…
3.2. Kỹ năng nhân sự
Dĩ nhiên rằng, khi là một nhà quản lý nhân sự, bạn cần phải thành thạo các kỹ năng nhân sự như:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển dụng nguồn nhân lực
- Chiến lược quản lý nhân viên
- Định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Thiết kế bộ máy tổ chức
- Lương thưởng, các phúc lợi cho nhân viên
3.3. Kỹ năng làm việc
Khả năng tính lương thưởng, hiểu rõ luật lao động, cách tổ chức bộ máy nhân sự… là những kỹ năng mà một nhà quản lý nhân viên cần phải hiểu biết. Ngoài ra, để làm tốt công việc này, nhà quản lý nhân sự cần phải có khả năng phân tích, đánh giá và tổ chức tốt.
3.4. Kỹ năng giao tiếp
Vời một môi trường làm việc trực tiếp với rất nhiều người nên kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt là rất quan trọng. Cần phải khéo léo, linh hoạt trong cách ứng xử, giao tiếp, nắm bắt nhanh tâm lý của con người đồng thời phải luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra lời khuyên thích hợp.
3.5. Kỹ năng thuyết phục
Không chỉ cần phải giao tiếp tốt, nghề nhân sự cần phải có kỹ năng thuyết phục đáng nể. Thuyết phục người lao động cũng như người sử dụng lao động, giải quyết các vấn đề giữa người với người, hòa giải các mâu thuẫn nội tại… là những vấn đề mà nhà quản lý nhân sự cần phải đối mặt.
4. Dịch vụ tư vấn quản lý nhân sự của Talentnet
Với Tiền thân là Dịch vụ nhân sự của PricewaterhouseCoopers Việt Nam cùng đội ngũ tư vấn hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nhân lực, Talentnet Việt Nam (Công ty Kết Nối Nhân Tài) tự tin là công ty tư vấn nhân sự hàng đầu tại Việt Nam. Talentnet hiện cung cấp các giải pháp quản trị nhân sự toàn diện, chuyên nghiệp và thiết thực phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp.
Lý do chọn Talentnet chúng tôi
- Có kinh nghiệm làm việc với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, từ các doanh nghiệp tư nhân cho đến các tập đoàn đa quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Đưa ra các giải pháp phù hợp nhất nhờ kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp tiêu chuẩn quốc tế và sự am hiểu thị trường nội địa.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm, vững chắc trong lĩnh vực tư vấn nhân sự. Trong đó, có các chuyên gia hàng đầu trong khu vực đến từ Talentnet – Mercer cùng chuyên viên tư vấn cho các dự án lớn.
- Talentnet luôn sẵn sàng hỗ trợ sau dự án một cách chuyên nghiệp để khách hàng có thể vận hành trơn tru hệ thống của mình.